LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích hình ảnh Thuý Kiều của tác giả Nguyễn Du

Phân tích hình ảnh Thuý Kiều của tác giả Nguyễn Du

Phân tích hình ảnh Thúy Kiều qua đoạn thơ ‘Chị em Thúy Kiều’, rồi nêu lên nhận xét của em về nghệ thuật tả người của thỉ hào Nguyễn Du trong ‘Truyện Kiều’.

Bài làm

Trong bài thơ ‘Kính gửi Cụ Nguyễn Du’, nhà thơ Tô Hữu viết:

'Tiếng thơ ai động đất trời,

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày’.

Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài cùa dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo. về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự... đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị vàn chương.

Đoạn thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong 'Truyện Kiều’. Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lê.

Đoạn thơ gồm 24 câu: 4 câu đầu giới thiệu chung hai chị em Kiều là ‘hai ả Tố Nga’ của ông bà Vương Viên ngoại, 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp Thúy Vân, 12 câu tiếp theo nói về tài sắc Thúy Kiều, 4 câu cuối đoạn ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiểu.

Hai chị em Kiều mang vẻ đẹp thanh tao, trinh trắng như ‘mai’^như ‘tuyết’, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toàn thiện, toàn mĩ:

‘Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một ve’, mười phàn vẹn mười’.

Sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp của một thiếu nữ ‘đoan trang’, ‘trang trọng khác vời’; rất quý phái: khuôn mặt ‘đầy đặn’ tươi sáng như vầng trăng, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoà, giọng nói trong như ngọc... Còn gì đẹp hơn về  mái tóc màu da của nàng ? - ‘Mây thu nước tóc, tuyết nhường màu da’ Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả sắc đẹp Thúy Vân, tạo nên những hình ảnh ẩn dụ đầy gợi cảm. Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du để khẳng dinh Kiêu là một giai nhân tuyệt thế:

‘Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So hề tài sắc lại là phán hơn’.

Dung nhan Thúy Kiều đẹp lắm ‘nghiêng nước nghiêng thành’. Mắt đẹp trong  như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi J»ùa xuân; một vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn khiến cho ‘Hoà ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh’. Ngòi bút tả người của thi hào biển hóa, đa dạng: Kết hợp thần tình các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xưng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ (nghiêng nước nghiêng thành) tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. Hình bóng giai nhân được phác họa đôi ba nét chấm phá tróc lệ nhưng hết sức thần tình, để lại cho người đọc bao cảm xúc, trân trọng:

‘Làn thu thủy, nét xuân sơn.

Hoà ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành’.

Hóa công như đã tru đãi dành cho Kiều tất cả ‘Sắc đành đòi một, tài đành họa hai’. Thông minh bẩm sinh ‘tính trời’, tài hoà lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành ‘nghề’, ‘ăn đứt’ thiên hạ:

'Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lẩu hác ngũ ảm,

Nghê riêng ăn đứt Hổ cầm một trương’.

Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghé, đủ mùi... lầu bậc... nghề riêng ăn đứt...

Khi tả tài sắc Thúy Kiều, thi hào không chỉ nói lên cái tuyệt vời của hiện tại mà còn hàm ý dự báo về tương lai cùa nàng, sắc đẹp kiểu diễm J'hoa ghen... liễu hờn...’ với bản đàn ‘hạc mệnh’ mà nàng sáng tác ra ‘lại càng não nhân’ như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh ‘định mệnh’ mà nhà thơ đã khẳng định: ‘Trời

xanh quen thói má hổng đánh ghen’... ‘Chữ tài liền với chữ tai một vần’...Gần hai thế kỉ nay, bức chân dung giai nhân này qua đoạn thơ ‘Chị em Thúy Kiều’ đã để lại trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam một sự cảm mến nồng hậu, một sự phấp phỏng lo âu đối với người con gái đầu lòng cùa Vương ông. Đó là tài năng đích thực của Nguyễn Du về nghệ thuật tả người.

Đức hạnh là cái gốc của con người. Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuý sống trong cảnh ‘phong lưu rất mực hồng quần’, đã tới ‘tuần cập ké’ nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh:

‘Êm đềm trướng rù màn che,

Tường đông ong bướm đi vê mặc ai’.

Tóm lại, Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong ‘Đoạn trường tân thanh’. Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ ca trác việt đã miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất. Ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lộ tượng trưng, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ so sánh, một ngôn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mĩ nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều mang một ‘lí lịch’ ngoại tộc nhưng dưới ngòi bút thiên tài của thi hào Nguyễn Du, nàng xuất hiện với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. vẻ đẹp nhân vàn toát lên từ hình ảnh Thúy Kiều là vẻ đẹp văn chương của đoạn thơ này.