LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích bái thơ vịnh khoa thi Hương của Tú Xương

Phân tích bái thơ vịnh khoa thi Hương của Tú Xương

Đề: Phân tích bái thơ vịnh khoa thi Hương của Tú Xương. 'Hai câu thơ giới thiệu khéo léo đặc điếm của kì thi Hương này. Đặc điểm thứ nhất là cứ ba năm, “Nhà nước” mở một kì thi như thế. Đó là quy định bình thường của lệ thi cử... '

BÀI LÀM

Có lẽ đây là bức tranh sinh động và chân thực nhất về tình hình xã hội thi cử của Việt Nam buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến. Bức tranh miêu tả quang cảnh kì thi Hương cui mùa, lố lăng, trơ trẽn, bộc lộ nỗi nhục mất nước và niềm đau xót của một kẻ sĩ đương thời.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Hai câu thơ giới thiệu khéo léo đặc điếm của kì thi Hương này. Đặc điểm thứ nhất là cứ ba năm, “Nhà nước” mở một kì thi như thế. Đó là quy định bình thường của lệ thi cử. Đặc điểm thứ hai làm cho cái bình thường đó trở nên hơi bất thường: trường Nam Định, thi lẫn với trường Hà Nội. Đời nhà Nguyền, toàn cõi Bắc Kì có hai địa điểm thi Hương, đó là Nam Định và Hà Nội. Năm Đinh Dậu 1897, vì sợ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, thực dân Pháp không cho tổ chức thi ở Hà Nội nữa, nên Chính quyền nhà Nguyễn cho dồn tất cả xuống Nam Định. Chư “lẫn” diễn tả khéo léo cái tính chất hỗn tạp, láo nháo, không còn thế thông gì. Cho nên, về mặt nghệ thuật, hai câu đề đã làm tốt nhiệm vụ giới thiệu của nó.

Tính chất tạp nhạp, lôi thôi của thi cử lập tức hiện ra trước mắt người đọc khi bước sang hai câu thực:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tửquan trường - được khắc họa rất sắc nét, bộc lộ tính cách kì thi và tính chất xã hội. Sĩ tử là người đi thi. Quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh “vai đeo lọ” chụp được tư thế và tư cách của những'kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho trí thức xã hội phong kiến.

“Lọ” ở đây có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” ông cử tương lai.

Đối với đám sĩ tử như thế, còn bọn quan trường cũng được Tú Xương tìm cho một từ thật xứng đáng:

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Bọn sĩ tử thì “lôi thôi”; lũ quan trường thì “ậm oẹ”. Ậm oẹ là một từ rất sáng tạo của Tú Xương. Lũ quan trường dùng cái loa để chỉ dẫn, điều khiển, nhắc nhở gọi tên các thí sinh. Vì vùng đất đặt trường thi rất rộng, và số thí sinh hẳn là rất đông, nên quan trường phải thét vào loa thì người ta mới nghe được. Đây là một chi tiết rất chân thực, gần như Tú Xương chỉ làm nhiệm vụ của một nhà nhiếp ảnh thu hình mà thôi. Nhưng chính từ ngữ “ậm oẹ” hết sức độc đáo này đã khiến người thợ chụp hình bình thường ấy thành một nghệ sĩ rất sắc sảo, rất thú vị.

Nó bộc lộ thực chất và chân tướng tay sai của đám quan trường này. Ậm oẹ là âm thanh ú ớ, nói không thành rõ tiếng, nhưng cái giọng điệu lén gân la lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi chứ không có thực quyền.

Cho nên, nếu “thí sinh” mất đi cái vẻ nho nhã trí thức của thuở nào,

thì giám thị, giám khảo cũng không còn cái dáng nghiêm trang đáng tôn kính nữa.

Tất cả hiện lên song song trong hai câu bình đối làm nổi bật cảnh tượng hết sức khôi hài của một trường thi. Và cảnh tượng ấy nói lên bao ý nghĩa về cái xã hội hỗn tạp, nhố nhăng trong buổi đầu của chế độ thực dân và phong kiên Việt Nam, mà triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là cái bóng mờ thảm hại đến buồn cười.

Tư tưởng đó bộc lộ rõ hơn nữa trong hai câu luận tiếp theo:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Tác giả lại tiếp tục “tả thực” cảnh trường thi. Theo như sách sử cho biết, kì thi năm Đinh Dậu 1897 có vợ chồng tên Toàn quyền Paul Doumer và vợ chồng tên Công sứ Nam Định Le Normand đến dự. Vì vậy, tả kì thi này mà thiếu cái chi tiết ấy thì là thiếu tất cả. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà một người làm thơ sành sỏi như Tú Xương lại đem hình ảnh này đặt vào cặp luận của bài thơ. Nếu hai câu luận có vị trí chù chốt trong bài thơ, thì hình ảnh của “ông Tây mụ dầm” ở đây là một phản ánh đúng bản chất xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: xả hội nỏ lệ, mà người nắm thực quyền là thực dân. Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” cho thấy cảnh tiếp đón dành cho Tây thật là long trọng, thật là kính Cẩn.

Hình ảnh quan Tây, mụ đầm ngồi trên vị trí cao ngất đó cho thấy nỗi nhục mất nước của nhân dân ta.

Nhưng cái thú vị nhất trong hai câu thơ này không phải chỉ có bây nhiêu chi tiết đó. Cái thú vị nhất chính là Tú Xương đã biên nghệ thuật làm thơ Đường, thành một vũ khí sắc bén để bày tỏ thái độ của mình đôi với cái mà mình không ưa thích.

Lợi dụng nghệ thuật đối, Tú Xương đã đặt cái “váy” của bà đầm ngang với cái “lọng” che đầu ông Tây. Nói cách khác, ghép hai hình ảnh đó với nhau, cho nó đôi nhau, Tú Xương đã chơi một vố rất đau và rất thẳng tay đôi với lũ quan Tây. Và cũng trong nghệ thuật đối, “quan sứ” đối với “mụ đầm” là một dụng ý của Tú Xương. Quan sứ là chữ trang trọng để gọi Ông Tây, nhưng “mụ đầm” là chữ “chơi xỏ”, là chữ để chửi. Mụ là tiếng gọi hạng đàn bà không ra gì. Gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhưng gọi vợ ông quan là con mụ chẳng ra gì, đó là một cách chửi rất Tú Xương.

Người ta nói “văn học là suy tư chứ không phải là miêu tả”. Chính trong trường hợp này, qua miêu tả, nhà thơ Tú Xương đã thế hiện một suy tư sắc sao, một thái độ phê phán sắc bén. Cho nôn, đậm đà chất hiện thực, nhưng ở đây thơ Tú Xương không phải là hiện thực đơn điệu, lạnh lùng, mà trong hiện thực ông phơi bày, có cơn giận và niềm đau cùa tâm hồn, cua tấm lòng con người.

Cho nên, không lạ gì, đứng trước cảnh oái oăm và nhục nhả ấy, nhà thơ đã buột miệng thốt, lên:

Nhản tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cố mà trông cảnh nước nhà.

Đất Bắc chỉ vùng Hà Nội, Kinh đô của ngàn năm văn vật, nơi tụ của nhân tài đất nước. Câu thơ là một tiếng kêu than đôi với chính mình hay là một lời kêu gọi đôi với những ai còn nghĩ tới cái nhục mất nước, còn tự hào về truyền thông của dân tộc? Âm điệu câu thơ có cái gì xót xa, chơ thấy tâm trạng xôn xang của chính nhà thơ. Nhân tài ở đây chỉ ai? Nếu không phải là nhằm tới những người trí thức của thời đại đã từng đi qua cái cửa Khổng sân Trình này?

Kết thúc bài thơ Chạy Tây, Nguyễn Đình Chiểu cũng kêu gọi:

Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Đối với hai tâm trạng, ta thây có chỗ khác nhau, mặc dù mỗi người đều cùng bộc lộ nỗi đau xót của mình trước cảnh nước mất nhà tan.

ơ Nguyễn Đình Chiểu, lời kêu gọi của ông nhắm tới những người “dẹp loạn”. Điều đó đã bộc lộ ý thức đánh giặc, và quyết tâm “dẹp loạn” của nhà thơ, ca ngợi và chủ xướng quan niệm “Anh hùng thà thác chẳng dầu Tây”.

Ở Trần Tế Xương, lời kêu gọi của ông không thê hiện một tư tướng quyết liệt như vậy. Nó chỉ gợi lên một nỗi nhục mat nước đang sờ sờ trước mắt mà có người còn không thây, có kẻ còn làm ngơ, quay mặt đi như vậy, nên Tú Xương mới kêu gọi “ngoảnh cố mà trông”. “Ngoảnh cố” là một từ rất bạo của Tú Xương, rất hình ảnh, mà thuộc loại hình ảnh biếm họa của truyện cười. Cho nên, không phải đến hai câu kết, cái cười của Tú Xương mới chợt tắt để nhường chỗ cho nỗi đau của ông, Mà ngay ở trong cái cười ấy, và vẫn cái cười sâu cay ấy, tiếng lòng của ông bật ra như một giọt nước mắt rơi xuống.bất ngờ.

Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi có người cho rằng: “thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân: hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái”. (Nguyền Tuân).

Trên đôi chân đó, mà cái chân trữ tình là chủ yếu, qua bài thơ Vịnh khoa thi Hương, Tú Xương đã vẽ lại cái cảnh trường thi nhỏ thôi, mà bộc lộ được bản chất của xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.