LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích bài thơ Ngắm trăng trong tác phẩm Nhật ký trong tù

Phân tích bài thơ Ngắm trăng trong tác phẩm Nhật ký trong tù

Đề: Bài thơ Ngắm trăng (Nhật ký trong tù) của Hồ chí Minh đã đọng lại trong tâm hồn của em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Bài làm

Ngắm trăng là một nét đẹp truyền thống của biết bao thi sĩ đời xưa và nay như: Trương Cửu Linh, Vương Xương Linh, Lý Bạch, Đỗ

Phủ, Trương Kế, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Nguyễn Trãi, Hàn Mặc Tử... Đối với Hồ Chí Minh ánh trăng không những mang đến thi hứng nồng nàn cho tâm hồn nghệ sĩ của Người mà còn là một người bạn tri âm, tri kỷ. Trong những tháng ngày Người ở tù, trăng đã cùng N£ười sẻ chia tâm sự:

"Trong tù không rượu củng không hoa,

Cảnh đẹp đèm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Câu đầu giới thiệu hoàn cảnh của tù nhân: "Trong tù không rượu cũng không hoa'. Hoàn cảnh này rất thực, ở tù không như ở ngoài, cơm hẩm chưa chắc đã có ăn huống chi có rượu uống, có hoa ngắm. Thật ra, đây là một cách nói thể hiện sự khát khao của một tâm hồn cao đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Người xưa khi ngắm cảnh đẹp cần phải hội đủ: phong (gió), hoa, tuyết, nguyệt (trăng), cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), tửu (rượu). Như vậy, Bác đã đáp ứng được: nguyệt (trăng), thi (thơ). Ngoài ra, có thể thêm phong (gió) bởi lẽ bên song cửa sổ, Bác được cơ hội hưởng chút gió mát.

Câu hai bộc lộ tâm trạng của nhà thơ:

"Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ".

Ánh trăng thiên nhiên hiền hòa, dịu êm, đẹp đẽ như vậy, một người bình thường cũng không thể hững hờ được. Huống hồ, đây là một con người dạt dào cảm xúcngất ngây trước cái đẹp của thiên nhiên. Thi hứng của Bác đã dâng lên cao độ. Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, trong thơ Bác, trăng là người bạn tri âm, tri .y. Thật đúng như vậy. Chúng ta hãy đọc câu chuyển và câu hợp:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Nguyên văn chữ Hán hai câu thơ này như sau:

r,Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia".

Bản dịch thơ đã làm mất đi hai kiểu đối nhau. Lối tiểu đối trong cùng tâu chuyển: "nhân" và "minh nguyệt" (người - trăng). Lối tiều

đối trong cùng câu hợp: "nguyệt" và "thi gia" (trăng - nhà thơ). Và lối đối giữa cầu chuyển và câu hợp: "nhản" và "nguyệt" (người - trăng)-, "minh nguyệt" và "thi gia" (trăng-nhà thơ). Cùng với phé,p; nhân hóa ở câu hợp, trăng và người trở thành hai tầm hồn đồng điệu: người - trăng; trăng- người. Đúng là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Ngày xưa, Đọ Phủ lúc ở ngoại thành Thành Đô cất nhà bên bờ suối Cán Khê, tuổi cao, sức yếu, bỗng có khách đến chơi mà nhà không có thứ gì để chiêu đãi. Ông mời khách ngắm hoa:

"Không hiềm đồng nội không thức nhắm,

Thừa hứng xin mời ngắm khóm hoà".

(Tân chí — Khách đến)

Nguyễn Khuyến tiếp bạn chỉ có tấm lòng cao quý, ấm áp:

"Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta".

(Bạn đến chơi nhà)

Còn đối với Hồ Chí Minh, bạn trăng đã đến nhưng "Trong tù không rượu cũng không hoa" biết lấy gì tiếp bạn bây giờ? Vâng! Giải pháp cuối cùng của Hồ Chí Minh cũng tương tự Đỗ Phủ, Nguyễn Khuyến, chỉ có tấm lòng với tấm lòng: người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt lên trên mọi thiếu thốn. Hồ Chí Minh đã dùng thủ pháp của các bậc đại nhân, hiền sĩ ngày xưa: lấy không để nói có. Cái "không" chính là cái không có vật chất. Cái "có" đồng nghĩa với tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh.

ở câu 3 và 4, chúng ta còn thấy sự hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. Và cả bài thơ, có sự giao hòa giữa con người chiến sĩ và nghệ sĩ. Trong con người chiến sĩ của Hồ Chí Minh nổi lên chất thép vừa rắn rỏi vừa mềm dẻo. Tại sao cả bài thơ "không nói giọng thép, không lèn tinh thần thép" nhưng lại đậm đà "chất thép"? Chúng ta cần hiểu rõ hoàn cảnh của Bác. Bác sống trong một nhà lao ẩm thấp, chật hẹp, tối tăm, hôi hám, muỗi đốt, rệp cắn, ghẻ lở mọc đầy thân, lại còn bị xiềng xích. Ngoài ra, những đêm trời trở rét "Gối quắp lưng còng chẳng ngủ an", lại còn bao nỗi đau khổ vất vả, thiếu thốn khác nữa. Thế mà hồn thơ Bác vẫn cất cánh bay cao vút. Đó

chẳng phải là "thép" hay sao?

Mặt khác, trong bài tho' Ngắm trăng chất "thép" còn thế hiện ở thái độ ung dung, lạc quan, đầy bản lĩnh của Bác. Nhờ phép thắng lợi về tinh thần, kẻ thù chỉ giam hãm Bác về mặt thể xác:

"Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao".

Như vậy, tinh thần của Bác đã vượt khỏi nhà giam, hoàn toàn tự do. Theo Các-Mác "Tự do là nắm được cái tất yếu". Bác nắm được "cái tất yếu" nên Bác luôn được tự do - "kể thù không giam được trí óc".

Hơn nữa, cả bài thơ còn thể hiện một tâm hồn trong nghịch cảnh nào cũng luôn hướng ra ánh sáng. Nhà lao là đại diện cho bóng đen hắc ám. Tinh thần Bác vượt ra khỏi bốn bức tường giam tìm đến trăng, có nghĩa là Bác đã tìm đến nguồn ánh sáng vĩnh cửu của tự nhiên. Chính tâm hồn thanh cao của Bác đã đưa ánh trăng dát vàng dát bạc lọt qua khung cửa số’ nhỏ bé của nhà lao u tối. Nhà lao bỗng bừng sáng giữa đêm tối mênh mông của những cuộc đời oan khuất, bất hạnh.

Bên cạnh chất thép rắn rỏi, bài thơ này còn bộc lộ khá rõ chất cổ điển và hiện đại. Chất cổ điển thể hiện ở nền thơ tứ tuyệt Đường luật cô đọng, hàm súc, "ý tại ngôn ngoại" cùng với thú vui của người xưa - ngắm trăng. Chất hiện đại của một tư tưởng cao đẹp, lớn lao, kỳ vĩ, một người chiến sĩ kiên cường, bất chấp gian khổ trên con đường cách mạng, xem ngục tù chỉ là nơi tạm dừng chân.

Tóm lại, đọc bài thơ Ngắm trăng chúng ta chẳng những kính yêu Bác Hồ vô vàn mà còn học tập được nhân sinh quan cao vời của một bậc vĩ nhân. Đồng thời, chúng ta càng thấm thía lời của nhà thơ Tố Hữu khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù:

"Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung!".