LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Nghị luận về sự khổ đau của người dân thông qua văn học từ thế kỷ XX đến 1945

Nghị luận về sự khổ đau của người dân thông qua văn học từ thế kỷ XX đến 1945

Đề: Có nhiều tác phẩm văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của những kiếp lầm than. Dựa vào những truyện đã học và đọc thêm trong giai đoạn văn học này, em hãy làm sáng tỏ diều đó.

Bài làm

Giữa thế kỷ XIX, Chủ nghĩa Tư bản phương Tây trên đà phát triển mạnh mẽ đang ra sức bành trướng thế lực, tìm kiếm thị trường.

Cả khu vực Đông và Đông Nam chầu Á đất rộng người đông, tài nguyên dồi dào đã trở thành miếng mồi béo bở cho bọn chúng kéo đến tranh nhau xâu xé, chiếm đoạt. Tháng 8-1858 Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Đến đầu thế kỷ XX xây dựng xong bộ máy cai trị, Pháp vội vã tiến hành cuộc khai thác, bóc lột Việt Nam lần thứ nhất trên quy mô lớn. Từ đó, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, đặc biệt là nông dân. Nhiều nhà văn có tài, có tâm, sống gần dân, thân dân, hiểu dân đã dùng ngòi bút của mình để viết lên các tác phẩm phản ánh được nỗi đau khổ của những kiếp lầm than.

Lúc ấy, xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai cấp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp phong kiến. Riêng giai cấp nông dân chiêm đến 90 phần trăm dân số. Đông đảo nông dân không có tấc đất nào hoặc chỉ có chút ít. Họ buộc phải thuê ruộng đất của phú nông, địa chủ hoặc lãnh canh nộp tô. Đại đa số nông dần bị mù chữ, con cái họ cũng chịu cảnh thất học vì "học xa không lương, học gần không trường". Chính vì thế, các nhà văn tiến bộ đã dành cho giai cấp nông dân nhiều trang văn nhất. 1918, Phạm Duy Tốn - một cây bút truyện ngắn xuất sắc ở nước ta khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã viết truyện ngắn Sống chết mặc bay. Chỉ vì ham mê cờ bạc mà "quan phụ mẫu" sẵn sàng bỏ mặc dân. Trước cơn võ' đê vì nạn mưa lũ, "quan phụ mẫu" đã vô trách nhiệm tới táng tận lương tâm đối với tính mạng và tài sản của nhân dân. Hậu quả của điều đó là "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu". "Quan phụ mẫu" không thiệt hại gì nhưng những người dân chân lấm tay bùn, thấp cổ bé họng lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, dở sống dở chết: "nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kể sống không chỗ ở, kể chết không nơi chốn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!".

Từ năm 1936 đến 1939, nhà văn Thạch Lam, một cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn đã tập trung miêu tả hình tượng người dân nghèo. Nhiều truyện đã làm rung động lòng người như: Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Đứa con, Những1 ngày mới, Tối ba mươi, Gió- lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ,... Truyện Nhà mẹ Lê thể hiện nỗi xót xa của . Thạch Lam về hình ảnh một bà mẹ nông dân nghèo phải vật lộn với miếng cơm manh áo từng ngày từng giờ để nuôi đàn con đến mười

một đứa! Mẹ Lê sông trong "ngôi nhà lụp xụp" chiều rộng khoảng "hai cái chiếu". Tài sản trong cái ngôi nhà ấy là "một chiếc giường nan bị gãy nát". Những đêm đông trời lạnh như cắt da cắt thịt, mẹ Lê cùng các con "rải ổ rơm đầy nhà" để ngủ. Sô' phận của con người có khác gì con vật. Nhà văn Thạch Lam vật vã thót lên trong trang truyện: "mẹ con cùng ngủ trên đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ, chó con lúc nhúc". Khi cả nhà mẹ Lê lâm vào cảnh quá đói rét, phải đi vay gạo thì hỡi ôi, ông Bá - một người giàu có nhất trong làng - chẳng những không cho vay mà còn thả chó ra cắn mẹ Lê. Người mẹ tội nghiệp ấy buồn bã bước về nhà với nhiều vết thương đẫm máu. Mẹ Lê lâm vào cơn sốt cao rồi chết một cách tức tưởi. Xác của mẹ được bỏ vào một cỗ ván mọt. Những người hàng xóm tốt bụng mang mẹ đi chôn "vào bãi tha ma nhỏ ở đầu làng". Những người còn lại tiếp tục làm bạn với cái nghèo.

1937,                  nhà văn Ngô Tất Tố đã cho ra đời tác phẩm Tắt đèn - "Một thiên tiểu thuyết hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể coi là kiệt tác". Ngô Tất Tố đã thể hiện thành công sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn Việt Nam - chị Dậu - đồng thời phản ánh được những mâu thuẫn gay gắt xảy ra trong xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chỉ vì một suất sưu cho chồng mà cả gia đình chị Dậu phải tan nát, chia lìa. Anh Dậu trong cơn bệnh ngặt nghèo, mà vẫn bị bọn cai lệ, Lý trưởng đánh đập hành hạ, tàn nhẫn. Trước tình cảnh cùng cực ấy, chị Dậu đau như cắt đành phải đem con đi bán cho nhà Nghị Quế. Giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời, con người trỏ' thành một món hàng, một thứ nô lệ. Bấn thân chị Dậu phải bỏ đứa con nhỏ đang khát sữa để đi ở vú cho bọn địa chủ phong kiến. Chị khát khao hoàn cảnh trỏ' nên nhân đạo hơn đối với gia đình chị nhưng mà xã hội lúc ấy đã đẩy chị vào ngõ cụt.

1938,                  nhà văn Nguyễn Công Hoan sáng tác tiểu thuyết Bước đường cùng. Chỉ trong 16 ngày lao động nghệ thuật khẩn trương hối hả, tác phẩm này đã được Nguyễn Công Hoan cho ra mắt bạn đọc. Bước đường cùng đã vẽ lên bức tranh hỗn độn của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Truyện còn phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp địa chủ'phong kiến với nông dân. Nhân vật anh Pha tiêu biểu cho giai cấp nông dân. Nhân vật Nghị Lại tiêu biểu cho

giai cấp địa chủ phong kiến. Nghị Lại nổi tiếng là độc ác, ra sức ức hiếp bóc lộtnôngdân, bày đủ trăm mưu ngàn kế để cướp ruộng đất của nông dân. Anh Pha chỉ có tám sào ruộng để canh tác nhưng Nghị Lại vẫn cướp đoạt cho bằng được. Thị Ánh, bác Đám íc, San, Trương, Thi, cùng nhiều người nông dân khác lần lượt chung số phận với anh Pha. Khi anh Pha đứng lên chống Nghị Lại thì bị bọn chúng bắt trói khiêng đi trong đau đớn, căm thù. Mọi hành động của anh Pha đều đi đến "bước đường cùng'.

1936, tiểu thuyết Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng được đăng báo. Qua nạn vỡ đê nhiều cảnh ngộ thê lương, khốn khổ của giai cấp nông dân được .phơi bày. Họ bị giai cấp thống trị áp bức, bóc lột rất dã man "đủ mọi tai trời ách đất". Làng thôn Việt Nam bị quá nhiều "nạn": nạn Tổng lý, nạn hối lộ, nạn buôn rượu lậu, nạn trộm cắp,... nhưng đáng thương nhất là nhiều nông dân "chăn lấm tay bùn" bị cơn đói hành hạ,»cào cấu.

Còn nhà văn Nam Cao có cái nhìn rất nhân đạo và thông cảm với nông dân. Truyện Lão Hạc đã miêu tả cuộc sống nghèo nàn, khốn khổ của nông dân năm 1943. Đối với nông dân, ruộng đất là mẹ của của cải vật chất. Thế nhưng Lão Hạc chỉ có một mảnh vườn nhỏ, thu nhập không đáng là bao. Đứa con trai duy nhất của lão thất tình vì nghèo không cưới được vọ' đã từ biệt lão đi vào Nam làm công nhân cho đồn điền cao su. Lão trở thành người cô đơn nếu không có con chó Vàng làm bạn. Thế rồi tai họa do thiên nhiên ập đến: mùa màng thất bát, đói kém xảy ra, Lão Hạc phải bán con chó Vàng yêu quý trong xót xa ngậm ngùi. Cuối cùng, Lão Hạc chọn cái chết thê lương đế giữ mảnh vườn nhỏ cho đứa con trai cũng như bảo toàn nhân phẩm và danh dự cho mình.

Truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao sáng tác đã đi sâu miêu tả quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo từ khi còn là anh nông dân lương thiện, khỏe mạnh đến khi trỏ' thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Sự tha hóa của Chí Phèo khởi đầu là do bà Ba và Bá Kiến - bọn cường hào ỏ' nông thôn gây ra. Chính bọn này đã xô đẩy Chí Phèo vào tù mà không một mảy may xót thương. Sau bảy, tám năm ngồi nhà đá, anh nông dân nhẫn nhục, hiền lành, ngày nào đã biến thành tay anh chị chuyên rạch mặt ăn vạ, cuộc đời đắm chìm trong

những cơn say. Cuộc gặp gõ' với Thị Nỏ' và bát cháo hành nghi ngút khói, ấm áp tình người đã khơi dậy trong đáy sâu thẳm của tâm hồn Chí Phèo những tình cảm trong sáng, chân thật ngày xưa. Thị Nỏ' như một tấm ván mong manh bắc cho Chí Phèo một nhịp cầu để trở về con đường lương thiện. Nhưng Thị Nở vội vã rút ván. Chí Phèo hụt hẫng, bơ vơ, lạc lõng giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời. Trong cơn đau đớn tuyệt vọng, Chí Phèo đã vác dao đến nhà Bá Kiến đế đòi làm người lương thiện nhưng lại gặp bế tắc nhiều hơn. Cuối cùng, Chí Phèo giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Nếu nhân vật Cô-dét, Giăng-văn-Giăng trong kiệt tác Những người khốn khổ của đại văn hào Vic-to-Huy-gô dù đau khố đến tột cùng thì vẫn được xem là con người. Nếu chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố dù cay đắng cùng cực đến mức phải bán con, bán chó thì chị Dậu vẫn được xem là con người. Còn nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao dù bán cả linh hồn và diện mạo của mình nhưng vẫn không được coi là con người, mà trỏ' thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đó là nỗi đau đớn lớn nhất của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ngoài tầng lớp nông dân, các tầng lớp dân nghèo khác cũng gặp không ít khó khăn, buồn đau.

Trong hồi kí Những ngày thơ ấu, nhà văn Nguyên Hồng đã phản ảnh chủ yếu nỗi thống khổ của người thiếu phụ và em bé. Người thiếu phụ, mẹ của nhân vật bé Hồng phải giam tuổi thanh xuân của cuộc đời mình bên người chồng già nghiện "cái chết trắng". Hạnh phúc của người thiếu phụ ấy tựa như sương khói mong manh. Sau khi chồng chết, người thiếu phụ góa chồng này sống trong lo âu, thấp thỏm như một kẻ tội phạm vì dã lõ' đi thêm bước nữa và sinh con khi chưa mãn tang chồng. Bà đã xót xa để lại bé Hồng cho họ hàng đế tránh những lời gièm pha, sỉ nhục rồi ra đi tha hương cầu thực, mong mỏi một cuộc đổi đời tốt đẹp hơn. Nhân vật bé Hồng phải sống bơ vơ, cay đắng vì thiếu tình mẫu tử ấm áp, thiêng liêng. Bé Hồng sống bên cạnh họ hàng mà cứ ngỡ như sống với người ngoài đường. Bé Hồng thường bị bà cô giày vò, đay nghiến. Mỗi lần nhắc đến mẹ bé, bà cô luôn có những ý nghĩ thâm độc trong giọng nói, trên gương mặt cùng với cái cười rất kịch. Bà cô không những có thành kiến tàn ác với mẹ bé mà còn lấy hình ảnh mẹ bé để tra tấn bé một cách dã man về mặt

tinh thần. Dù bé Hồng nằm trong độ tuổi trẻ thơ, nhưng luôn có ý thức bảo vệ bóng hình thân yêu nhất của cuộc đời mình bằng thái độ căm phẫn, lên án các cổ tục tàn ác do xã hội thực dân nửa phong kiến gây ra.

Tóm lại, nhiều tác phẩm văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, không những vẽ lên được bức tranh đau thương, tăm tối, của nhân dân ta dưới ách nô lệ, mà còn thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la của các nhà văn đương thời. Đọc những tác phẩm đó, con tim của chúng ta se thắt lại, những dòng lệ cứ lã chã tuôn rơi. Gấp trang sách lại rồi mà bao con người, bao số phận bé nhỏ cứ hiện ra trước mắt chúng ta. Ôi! Cũng là kiếp con người nhưng biết bao tủi cực, xót xa, cay đắng lẫn ngậm ngùi.

Ngày nay, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa vô cùng tốt đẹp của chúng ta, cuộc sống dẫu còn gặp nhiều khó khăn nhưng người' dân hoàn toàn sống trong độc lập, tự do hạnh phúc, hình ảnh những kiếp lầm than của xã hội xưa đã được đổi thay.