LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Một câu chuyện hay về liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm

Một câu chuyện hay về liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm

Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ở miền Nam xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, trong đó người phụ nữ dã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công đại thắng mùa xuân năm 1975.

Câu chuyện tôi muốn giới thiệu nói về liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm, anh hùng quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chị Lê Thị Hồng Gấm sinh năm 1951 tại Châu Thành (Mĩ Tho), tỉnh Tiền Giang.         '

Chị đã được phong các danh hiệu:

-  Dũng sĩ diệt Mĩ.

-  Dũng sĩ diệt máy bay.

Chị được tặng thưởng:

-  Huân chương Chiến công Giải phóng hạng II

-  Huân chương Quân công hạng II

Chị được tuyên dương anh hùng năm 1971.

Từ cuối năm 1967 đến tháng 5 năm 1968, chị -Hồng Gấm làm giao liên xã. Tuy chị hoạt động trên một địa bàn hẹp, nhưng vô cùng nguy hiểm, vì mỗi khi đi công tác, chị phải vượt qua các khu căn cứ ở vành đai Bình Đức, có ngày phải chuyển bảy công văn. Những lúc chạm mặt với địch, chị rất bình tĩnh, mưu trí, không hề để lộ tung tích.

Tròng thời gian tuyên truyền vận động quần chúng và thanh niên, chị cùng ban lãnh đạo xã đội, xã đoàn xây dựng năm trung đội dân quân tự vệ, năm tổ du kích xã, chiến đấu 49 trận tiêu diệt và làm bị thương 217 tên (trong đó có 22 tên Mĩ). Nhiều lần chị đặt mìn giết hàng chục tên lính Mĩ. Chị thường xuyên dẫn đầu trung đội du kích tập kích địch hoặc vào tận nhà trừng trị những tên ác ôn.

Tháng tám năm 1969, chị được diều làm trung đội phó du kích vành đai liên xã. Hơn tám tháng chiến đấu, chị đã cùng đơn vị đánh mười trận, diệt 63 tên địch, bắn rơi 11 máy bay, thu 4 súng.

Tiêu biểu nhất là vào một đêm, chị cùng hai dồng chí ra tiệm mua thêm thức ăn cho trung đội. Khi ra giữa cảnh rừng (cách căn cứ Bình Đức 500m) máy bay địch phát hiện ra họ bèn hạ thấp xuống đổ quân hòng bắt sống ba người. Trước tình hình đó, chị dũng cảm một mình chiến đấu vứi dịch và đồng thời thu hút hỏa lực -chúng về phía minh để đồng dội an toàn. Hai chiếc trực thăng bắn uy hiếp, chị đã bắn trả rất anh dũng và bắn rơi một chiếc trực thăng. Chiếc còn iại đổ quân bao vây kêu gọi đầu hàng. Lê Thị Hồng Gấm đã bình tĩnh chiến đấu diệt thêm ba tên địch cho đến lúc hết đạn. Và chị dã anh dũng hi sinh độ tuổi haĩ mươi.

Ngày nay, bà con cô bác vùng Châu Thành tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhớ mãi tấm gương hi sinh oanh liệt và chiến công của chị Lê Thị Hồng Gấm.

Những tấm gương hoạt động cách mạng, chiến đấu giữ nước của bao thế hệ cha, anh chúng ta dù trải qua bao năm tháng vẫn luôn luôn là những bài học .sông động hào hùng cho thế hệ trê noi theo. Một trong những tấm gương đó là Quách Thị Trang, cô nữ sinh 15 tuổi hi sinh cho độc lập dân tộc.

Chiều ngày 24 - 8 - 1963, Quách Thị Trang nhận được tin từ các lực lượng tranh đấu báo cho biết, ngày mai 25 - 8 - 1963, sẽ có cuộc biểu tình tại chợ Bến Thành (Sài Gòn). Chị Trang dặn chị Yến, một người bạn thân thiết: "Ngày mai bọn mình đi biểu tình, nhưng không cho mẹ biết, vì sợ mẹ ngăn cấn, chĩ cho chị Nhung (chị gái của chị Trang) biết thôi."

Đêm đó, chị Trang thao thức mãi- không ngủ được. Chị nhớ lại ngày 20 - 8, bọn Mĩ - Diệm đột nhập vào các chùa vây bắt tăng ni và hàng vạn nhân dân lao động, lòng chị cảm thấy đau đớn cực độ.

Sáng hôm saụ chị dậy thật sớm đến nhà chị Yến rồi cả hai cùng đến chợ Bến Thành. Đông đảo bà con lao động các giới và đồng bào Phật tử đã tụ họp đó. Bỗng nhiên, từ bên hông chợ Bến Thành, đám đông người ùa ra với một dải băng khẩu hiệu mang dòng chữ đỏ chói: "Hãy giết chúng tôi đi! Đả đảo Ngô Đình Diệm!

Phía bên kia xuất hiện một số cảnh sát dã chiến với nhiều lựu đạn, súng liên thanh, phi tiêu.

Quách Thị Trang xông lên phía trước và hô: "Đả đảo đàn áp!" Một loạt súng nổ. Cô thiếu nữ trong chiếc áo dài màu trắng tinh khiết ngã xuống mặt đường, máu đỏ loang trước chợ Bến Thành. Bên canh chị là tên cảnh sát ác ồn đang ôm khẩu súng vừa giết người.

Chị Quách Thị Trang, nữ sinh trường tư thục Trường Sơn Sài Gòn hi sinh giữa lúc vừa tròn 15 tuổi. Tên tuổi chị sông mãi trong lòng mọi người. Anh chị em học sinh, sinh viên đã tạc tượng chị đặt tại quảng trường trước chợ Bến Thành dể tưởng nhớ cô nữ sinh dã hi sinh tuổi trẻ đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.