LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Chứng minh bài thơ nhật ký trong tù của HCM có ba bài thơ tả cảnh đặc sắc

Chứng minh bài thơ nhật ký trong tù của HCM có ba bài thơ tả cảnh đặc sắc

Đề: Hãy chứng minh rằng: trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ chí Minh có ít nhất ba bài thơ tả cảnh buổi chiều vô cùng đặc sắc

Bài làm

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh (1890 - 1990), Tố chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là "anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn". Chỉ xét riêng về sự nghiệp văn chương, Người xứng đáng là nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta. Trong những chuỗi ngày bị ỏ' tù một cách vô cớ, Người đã sáng tác tập tho' Nhật ký trong tù gồm 133 bài. Trong tập thơ vô giá ấy có ít nhất ba bài thơ tả cảnh buổi chiều rất đặc sắc.

Trước tiên, chúng ta hãy thưởng thức bài Chiều tôi (Mộ):

Phiên âm:

Quyện điều quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma hao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch nghĩa:

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây lể trôi lững lờ trên tầng không Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng.

Nam Trân dịch

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Ở bài thơ này, Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh cánh chim bay

về tổ ấm, chòm mây trôi lững lờ trên không trung, cô gái xay ngô bên lò than đỏ để miêu tả .cảnh chiều tối. Những hình ảnh ấy đẹp như một bức tranh thủy mặc cổ điển. Cảnh buổi chiều thường buồn. Nhưng hình ảnh cô gái xay ngô khỏe khoắn bên lò than rực hồng đã làm tăng thêm sức sống của bài thơ. Thiên nhiên và con người có sự giao hòa. Nhờ vậy, tinh thần của người tù càng thêm lạc quan, tin tưởng, sảng khoái.

Đến bài Cạnh chiều hôm, những người yêu tho' đã chiêm nghiệm ra rằng: người nghệ sĩ chẳng những có thể hiểu được nỗi bất bình của hoa trước quy luật của tạo hóa mà còn có thể giải tỏa được nỗi bất

bình ấy nữa:

VĂN CẢNH

{Cánh chiều hôm)

Phiên âm:

Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,

Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tỉnh;

Hoa hương thấu nhập lung môn lý,

Hướng tại lung nhân tố bất bình.

Dịch nghĩa:

Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn,

Hoa nở hoa tàn đều vô tình;

Hương hoa bay vào thấu trong ngục,

Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình.

Dịch thơ:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,

Hoa tàn, hoa nở củng VÔ tình;

Hương hoa bay thấu vào trong ngục,

Kể với tù nhân nỗi bất bình.

(Nam Trân dịch)

Bài thơ được viết theo lôi cảm tác. Cho nên, cảm xúc ở đây rất tự nhiên. Tuy vậy, ý nghĩa của bài thơ lại quá sâu xa. Có nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa mà đến tận bây giờ các nhà nghiên cứu văn học còn đang tranh luận. Cả bài thơ, Bác chỉ miêu tả cảnh buổi chiều bằng

hình ảnh nở rồi tàn của một loại hoà: hoa hồng. Và hoa hồng cũng chính là đóa hoa duy nhất nở trong cảnh ngục tù trong thơ Bác. Hoa nở hoa tàn là quy luật tự nhiên. Nhưng cái độc đáo của bài thơ là Hồ Chí Minh nhìn cảnh vật bằng đôi mắt của người nghệ sĩ đam mê cái đẹp. Người nghệ sĩ tài hoa ấy cảm thấy lòng mình rộn ràng khi hoa khoe sắc tỏa hương và xót xa, đau đớn cho kiếp hoa mau phai tàn. Dường như Bác và một nhà thơ Pháp có sự đồng cảm. Nhà thơ ấy đã thốt lên: "Ôi thực tế, thiên nhiên, mụ dì ghẻ cay nghiệt. Bởi lẽ một bông hoa như thế chỉ sổng có từ sáng đến chiều hôm Vì thương hoa có sự sống ngắn ngủi nên có nhiều nghệ sĩ, cụ thế là Hồ Chí Minh, đã dày công tái tạo được vẻ đẹp của hoa, của cái đẹp và làm cho nó trở thành bất tử.

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu một bài thơ nữa, tả cảnh buổi chiều trong tập Nhật ký trong tù:

HOÀNG HÔN

Phiên âm:

Phong như lợi kiếm ma sơn thạch,

Hàn tự tiêm phong thích thụ chi;

Viễn tự chung thanh thôi khách bộ Mục đồng xuy địch dẫn ngưu qui.

Dịch thơ:

Gió sắc tựa gươm mài đá núi,

Rét như dùi nhọn chích cành cây;

Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về, tiếng sáo bay.

Thiên nhiên trong bài thơ rất khắc nghiệt. Buổi chiều ở đây có gió lạnh Cắt da cắt thịt. Nghe tiếng gió thổi mà cứ ngỡ tiếng "gươm mài đá núi". Cái lạnh tràn về thật dữ dội và ghê gớm. Thế mà người tù vẫn cứ bị giải đi trong cơn gió rét ấy. Tiếng chuông chùa ở một nơi xa xôi vang vọng đến bên tai tù nhân. Buổi chiều có tiêng chuông chùa thường buồn nhưng trong thơ Bác, tiếng chuông chùa vừa ấm áp, vừa tăng thêm sức mạnh để xua đi cái giá lạnh của hoàng hôn vùng núi non hiểm trở. Từ "giục" là con mắt của cả bài thơ, làm tăng thêm chất khoẻ khoắn cho nhịp thơ. Hình ảnh bọn trẻ chăn trâu sau một

ngày mệt nhọc dắt trâu về chuồng cùng với tiếng sáo thổi vi vu hiện lên thật yêu đời, lành mạnh.

Tóm lại, trong ba bài thơ trên, mỗi bài đều có những cái hay riêng nhờ vào những sáng tạo nghệ 'thuật độc đáo của người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ tài hoa Hồ Chí Minh. Nhưng cái hay chung của ba bài thơ là tuy tả cảnh buổi chiều nhưng hồn thơ vẫn ấm áp, yêu đời, ngập tràn sự sống, và hướng tới tương lai tươi sáng.