LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Câu chuyện về yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí

Câu chuyện về yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí

Câu chuyện mà tôi kể các bạn nghe có tên "Quan án xử kiện". Câu chuyện nhằm đề cao trí thông minh, tài phán xử của một quan án xử kiện. Đây cũng là ước mơ công lí của nhân dân lao dộng trong xã hội cũ.

"Ngày xưa có một quan án có tài xét xử. Trong dân gian, có vụ nào rắc rối, gay go nhất, ông đều có cách tìm ra manh mốỉ và phán xử rất công bằng.

Một hôm có hai người đàn bà dắt nhau đến công đường với một tấm vải. Trước mặt quan, một người mếu máo thưa:

-  Bẩm quan, sáng nay con mang một tấm vải đi chợ bán, bà này hỏi mua, con đưa ra cho bà ấy xem. Thế rồi tự dưng nó cướp không tấm vải rồi bảo là của nó, nhất định không chịu trả lại cho con nữa. Thật là một chuyện ngược đời, vô lý hết sức, xin đèn trời soi xét.

Quan án nhìn sang người đàn bà thứ hai thì thấy bà này cũng rưng rưng nước mắt kể lể:

-  Bẩm quan, chính nó mới là đồ án cắp. Tấm vải này là của con vừa dệt xong mang đi chợ. Con để trong cái thúng, thế mà vừa ngoảnh đi một lát nó đã thò tay vào lấy. Chính con bắt được quả tang. Thế mà nó còn dám đặt diều vu oan giá họa.

Quan án ngắt lời hai người, bảo mỗi bên phải cử ra ít nhất một người tận mắt nhìn thấy tấm vải của mình bị lấy cắp. Nhưng cả hai không tìm ra được người làm chứng vi sự việc xảy ra ở một nơi vắng vẻ, lúc đó chưa có ai qua lại. Quan cho lính về tận nhà mỗi bên để xem có đúng là vải họ dệt ra như lời họ đã khai không.

Nhưng linh thấy cả hai bên đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhắu. Quan cố nhìn vào sắc mặt từng người để dò ý tứ, nhưng quan chỉ thấy vẻ đau xót vì mất của hiện trên nét mặt hai người, không có biểu hiện gì khác hơn. Suy nghĩ một lúc, quan ôn tồn bảo:

-  Cả hai người đều có lý cả. Biết làm sao bây giờ. Thôi, ta phân xử thế này: đem cắt tấm vải ra lẩĩh đôi, chia mỗi người một nửa. Thế là ổn, về nhà mà làm ăn.

Nói xong, quan sai lính đo vải. Một bà ôm mặt khóc. Lập tức quan sai trả tấm vải cho người đàn bà ấy rồi thét lính trói người kia lại, vì chỉ có người chủ thật sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc. Quả nhiên, sau một hồi tra hỏi, người đàn bà kia phải cúi đầu nhận tội.

Một hôm khác, quan đi xem xét tình hình địa phương, qua một cái chợ. Bỗng nhiên nghe tiếng chửi rủa ầm ĩ, quan vội lại xem việc gì. Đến nơi, thấy một người đàn bà đang gân cổ lớn tiếng chửi kẻ đã bắt trộm con gà của mình. Hỏi người chung quanh thì họ nói là mụ ta chửi như thế đã hai ngày rồi, ai cũng lấy làm khó chịu. Quan cho quân lính khuyên nhủ:

-  Này mụ kia, sào mụ lắm lời thế?

-  Của tôi, tôi xót - người dàn bà đáp - can gì đến chú?

Người đàn ấy lại tiếp tục chửi. Quan bèn cho đòi mụ lại, hỏi:

-  Sao mụ độc miệng thế? Một con gà phỏng có là bao nhiêu mà mụ chửi rủa nặng lời?

Người đàn bà nói:

-  Bẩm quan, con chăm chút bấy lâu mới được một ổ gà. Nó lấy mất cả gá lẫn trứng, không căm tức sao được?

Quan hất hàm bảo bọn chức dịch:

-  Ta ghét con mụ này ngoa ngoắt, độc mồm độc miệng, làm cho xóm làng điếc tai nhức óc đã hai ngày, không thể không trị tội. Vậy cho đi rao trong xóm đòi tất cả mọi người ra đây, cho mỗi người tát mụ ta vào má rõ đau để bù lại việc mụ ta làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của làng xóm.

Lệnh quan ban ra, mọi người không thể không tuân theo. Mặc dù ai cũng ghét mụ này ngoa ngoắt nhưng người ta,vẫn thương con người đã mất gà, lại bị đánh, nên ai cũng khẽ tay vả 'nhẹ một cái

vào má mụ cho xong. Chỉ có tên ăn trộm căm mụ đã gào đến ba đời nhà mình nên hắn cứ theo đúng lệnh quan, vả mụ một cái thật đau cho bõ tức.

Nhưng khi hắn vừa bước ra khỏi đám dông thì quan đã gọi giật lại, vạch đúng tội trạng của hắn. Hắn không còn chối cãi vào đâu được nữa, phải thú nhận."