LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Câu chuyện về ông tổ nghề thiêu

Ai đã từng được thưởng thức những bức tranh thêu tay của làng thêu XQ, chắc hẳn đều phải trầm trồ khen ngợi bàn tay khéo léo của các bà, các cô, các chị. Tranh XQ không những nổi tiếng trong nước mà còn có giá trị trên thị trường quốc tế.

Ngồi ngấm những bức tranh với nhiều phong cảnh khác nhau, tôi chợt nhớ đến một dạnh nhân đã truyền nghề thêu này cho nhân dân ta thời triều Lê và đựợc mọi người tồn ôrig làm ông tổ nghề thêu.

Chuyện kể rằng hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái vốn rất ham học. Cậu học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tốỉ đến, nhầ

khồng có đèn, cậu bắt đom đổm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách. Khái học đến đâu thuộc đến đấy và nổi tiếng hay chữ một vùng.

Năm 18 tuổi, Khái bị lí dịch trong làng bẩt đĩ phu đắp đề sông Hồng. Vì sức yếu khôỉig vác nổi những hòn đất to nên bị phạt, phải chôn chân ở mặt đê từ sáng đến trưa. Giữa lúc đó, viên quan coi đềđi qua, thấy Khái mặt mũi khôi ngô, lấy làm lạ, dừng chân hồi:

-         Mày bị tội gì mà phải chôn chân?

Khái lễ phép thưa:

-         Tôi là họe trò, không vác nổi những hòn đá to nên bị phạt.

Viên quan cũng có chút chữ nghĩa, liền cười nói:

-               Mày là học trò à? Ta ra cho một vế đối. Đối được thì ta tha cho.

Khái gật đầu xin vâng.

Viên quan liền đọc: "Ông quan thị, cắm đường cái tiêu, trị hồng thủy, cho dân được cậy." vế ra khá oái oăm, có tên bốn thứ quả: quả thị, quả chuôi tiêu, quả hồng, qũả cậy. Khái ứng khẩu đối lặi: "Trai Quýt Động, thi đỗ bảng nhãn, phù quân vương, phỉ chí mới cam." vế đối lại cũng đủ bốn thứ quả: quả quýt, quả nhãn, quả bồ quân, quả cam.

Nghe xong viên quan gật đầu khen ngợi, cho vê. Từ đấy, Khái càng nổi tiếng hay chữ. Chẳng bao lâu gặp kì thi, Trần Quốc Khái lều chõng đi thi và đỗ tiến sĩ. Thế là cậu bé đốn củi, kếo vó tôm ở đất thôn quê do ham học dã trở thành một vị tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê.

Năm ấy, ông được triều đình cử đi sứ nhà Minh bên Trung Quốc. Để thử tài sứ bộ, bọn quan nhà Minh không dẫn ông đi đường chính mà lại dẫn theo đường tắt. Đến một vùng rừng núi và thung lũng thì hết lương ăn. Ông bèn cho chặt tre, đan thành những cái dậm, cái nhủi rồi sai quân lính xuống suôi kiếm cá và lên rừng kiếm trái cây. Nhờ vậy, đoàn sứ bộ của ta qua quãng đường rừng, vẫn khỏe mạnh như thường.

Sau khi Trần Quốc Khái hoàn thành công việc ngoại giao, vua Minh muốn thử tài trí của sứ thần Đại Việt một lần nữa, sai dựng một cái lầu cao chót vót rồi mời ông lên chơi.

Ông lên lầu, thì ở dưới đất quân Minh cất thăng đi, không còn lối xuống nữa, ông đành ở lại trên lầu một mình. Đưa mắt nhìn quanh, thấy hai pho tượng sơn son thiếp vàng, một chum nước, với hai cái lọng cắm trước bàn thờ. Ngoài cửa, treo một bức trướng thêu nổi ba chữ "Phật tại tâm", nghĩa là Phật ở trong lòng. Trong góc còn có hai cây tre tươi và một con dao. Một ngày rồi hai ngày trôi qua, bụng đói mà cơm không có ăn, chỉ có chum nước. Ông nghĩ bụng có nước uống tất phải có cái ăn. Quay ra ngoài ngắm bức trướng, ông lẩm nhẩm đọc: "Phật tại tâm", rồi ông gật đầu mỉm cười, bẻ tay pho tượng ra nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng Phật mà ăn.

Ngồi không buồn quá, ông bèn chẻ tre, vót nan, quan sát kỹ cách làm lọng và nhớ nhập tâm các chi tiết. Khi đã biết cách làm lọng rồi, ông lại hạ bức trướng xuống, tháo các đường chỉ kim tuyến xem cách thêu, lại dùng chỉ dó thêu vào. Lúc hoàn tất, ông ngắm nghía, rất vui thấy nét chữ thêu giống hệt như cũ.

Ăn hết hai pho tượng và uống hết chum nước, ông tìm cách xuống. Buổi chiều ngồi ngắm trời mây, thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá, ông nghĩ đến hai cái lọng cắm trên lầu, rồi mạnh dạn ôm lọng nhảy xuông đất một cách bình an vô sự. Thật chẳng khác gì ngày nay người phi công nhảy dù.

Trước tài trí ứng xử linh hoạt của sứ thần Đại Việt, triều đình nhà Minh vô cùng kính phục, bày tiệc lớn tiễn đưa đoàn sứ bộ ta. Về nước, ông dược phong tước rất to, thăng Công bộ thượng thư thái bảo, được đổi họ Lê, nên mới có một tên khác nữa là Lê Công Hành.

Những năm cuối đời, Lê Công Hành làm quan trong triều nhưng thường về quê truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng ở láng Quýt Động quê ông, cũng như các làng lân cận...

Dần dần nghề thêu theo những người thợ vùng Thường Tín (Hà Tây) lan rộng ra khắp nơi. Để ghi nhớ công ơn ông, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.