LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Bình giảng
  • Bình giảng 8 câu thơ trong tác phẩm truyện Kiều

Bình giảng 8 câu thơ trong tác phẩm truyện Kiều

Bình giảng 8 câu thơ hay của Chế Lan Viên trong tác phẩm Thuý Kiều do tác giả Nguyên Du sáng tác. Đây là một tác phẩm văn học nổi tiếng và hầu như ai cũng biết đến. Cùng đọc và xem một bài văn Bình giảng 8 câu thơ trong tác phẩm truyện Kiều rất hay này nha.

Bình giảng đoạn thơ 8 câu sau đây:

‘Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoà trói man mác biết là về đáu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mật duềnh,

Âm ẩm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi’.

Bài làm

‘Bỗng quỷ cô Kiều như đời dân tộc,

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiên Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc Và lò trầm đêm ấy tỏa hay hương...’.

(‘Đọc Kiều’ - Chế Lan Viên)

Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhó trong lòng ta về  cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thúy Kiều, và ta cảm động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc.

‘Buồn trông của hể chiều hôm...’đoạn thơ 8 câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta: 'Trạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên’.

‘Kiều ở láu Ngưng Bích’ là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong 'Truyện Kiểu’, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Kiểu trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài cùa nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người ‘hạc mệnh’ ngày xưa...

Sau khi bị lừa, bị ‘thất thân’ với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiểu ra ở lầu Ngưng Bích.

Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu, bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. Giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng ‘bẽ hàng, chán ngán’. Biết lấy ai, biết cùng ai tâm sự ? Nỗi nhớ thương như lớp sóng dâng lên trong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ dẩn nương tựa ‘quạt nồng ấp lạnh những ai đố giờ?’. Nàng nhớ chàng Kim ‘Bên trời góc hể hơ vơ...’.

Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triển miên... Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Đoạn thơ 8 câu đầy ắp tâm trạng. Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ở vườn Thúy? Tất cả đểu trở nên xa lạ và hoang sơ: ‘cửa hể chiều hôm’, con thuyền và ‘thấp thoáng cánh buồm’, ‘ngọn nước mới sa’, một cánh ‘hoà trôi man mác’, ‘nội cỏ dàu dàu’, màu xanh xanh của mật đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm... Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiểu; một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.

Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót vé nỗi đau và số kiếp ‘hạc mệnh’ của người con gái đầu lòng Vương Viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi lo âu và sợ hãi của Kiểu. ‘Cánh buồm xa xa’ thấp thoáng trên ‘của hể chiều hôm’ như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:

‘Buồn trông cửa hể chiêu hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồnxa xa?’

Cánh ‘hoà trôi man mác’ dồi lén dồi xuống giữa ‘ngọn nước mới sa’ bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định:

‘Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoà trôi man mác biết là vê đáu?’

‘Nội cỏ dàu dàu’vàng úa hiện lẻn giữa màu xanh ‘chân mây mặt đất’ nơi mờ mịt xa xăm hay là cuộc đời tàn úa cùa nàng:

‘Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chán máy mặt đất một màu xanh xanh.’

Và biển trời dữ dội ‘ầm ầm tiếng sóng’ đang vỗ, đang ‘kêu’, đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiểu:

‘Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Âm ẩm tiếng sóng kêu quanh ghê'ngồi’.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.

Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dàu dâu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ ‘buồn trông’ bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thúy Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động:

-                                     Buồn trông của hể chiểu hôm,

-                                     Buồn trông ngọn nước mới sa,

-                                     Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

-                                     Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.’

Tóm lại, ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ là một đoạn thơ kì lạ về nỗi ‘đoạn trường’. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh đã khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc ‘thanh láu hai lượt, thanh y hai lần’, có lửa nồng, có dấm thanh, cười ra tiếng khóc, khóc nên trận cười...

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tinh của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện.Cảnh mang hổn người. Cảnh và tình hòa hợp, sống động, hình tượng, biểu cảm. Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh đê phô diễn tâm trạng ‘người buồn cành có vui dâu hao giờ !’. Mỗi một cảnh vật là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái người con gái lưu lạc.

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sác.Nó dấy lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương vé con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ cùa nhà thơ đối với nỗi đau của Thúy Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kì nay:

'Tô Như ơi! Lệ chày quanh thân Kiều’.