LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Bài văn thuyết mình về ngọn núi Ngũ Hành Sơn cực hay

Bài văn thuyết mình về ngọn núi Ngũ Hành Sơn cực hay

Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn... Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phô cổ Hội An với bao chùa chiến, hang động phù mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi...

Bài làm

Phan Bội Châu từng ca ngợi văn vật Quảng Nam - Đà Nẵng là do linh khi  non sông chung đúc nên: ‘Tú dục Nam chầu, linh chung Đả hải’. Đó là quê hương của Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh và biết bao anh hùng hào kiệt, mà thời đại nào cũng có, có rất nhiều.

Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn... Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phô cổ Hội An với bao chùa chiến, hang động phù mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi:

‘Quê em có dải sông Han,

Có hòn Non Nước, có hang Sơn Tra’.

Đứng trên đèo Hải Vân là nhìn thấy Sơn Trà cao 693m, còn gọi là núi Tiên Sa, sớm chiều mây phủ: là nhìn thấy sông Hàn Giang uốn lượn như dải thất lưng xanh của cô gái Hội An.

Đến Quảng Nam - Đà Nẵng là nên đến tham quan Ngũ Hành Sơn mà dân gian gọi là hòn Non Nước. Cách Đà Nẵng khoảng 8km về phía đông - nam, Ngũ Hành Sơn tọa lạc giữa một màu xanh bao la đất nước, biền trời, những nương dâu, ruộng lúa, bờ tre bốn mùa tươi tốt.

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất. Trong núi này có nhiêu hang động và chùa chiền kì thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, động Linh Nha, động Tàng Chơn... Du khách ,sẽ ngẩn ngơ tưởng như ‘Đào nguyên lạc lối’ trước nghìn dáng trám màu của những nhũ đá long lanh, trước những lối đi thật bất ngờ. Hãy đến thăm động Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế giói chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ lửng. Rời Vân Thống ta lần bước tới động Thiên Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thăm Động Huyền Không, có vòm cao, trên chớp đỉnh có 5 lỗ trống gọi là cửa Trời, vách đá có đù khối hình, dân gian gọi là ‘Vú dá nàng tiên’, giọt nước rơi thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ xưa đã đật lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa chiên đê thờ cúng. Mỗi một bệ đá, mỗi một mái chùa như đang dẫn hổn người tới thăm thú vào miền cổ tích.

Cô, chú, anh, chị đã văn cảnh chùa Tam Thai rồi chứ ? Còn nhớ chùa đặt trên một đám đất bằng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đém ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng 'bố cộng diệt cộng’, lê máy chém

khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thai, Hang Gió, Cửa Trời... của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng. Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng, sống giữa hang sâu động vắng vẫn được nhân dân bi  mật tiếp tế gạo, mì, trái bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ— và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có đến đây mới cảm thấy xương máu và tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đến: 'Thử nhất cử chi, thử nhì Gò Nổi’.

Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang, để được mở rộng tầm mắt toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên, Hội An, là sông Thu Bồn, Núi Thành, vịnh Dung Quất... Nhất là khi ta vươn tới Vọng Hải đài mới cảm thấy vẻ đẹp tráng lệ của giang sơn cẩm tú.

Ngũ Hành Sơn có nhiêu loại đá đù màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoà, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ... làm vui thích du khách, món quà lưu niêm mĩ nghê ấy không thể bỏ qua.

Xứ Quảng là một miền quê ‘địa linh, nhàn kiệt’ rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi ‘Khu Năm dắng dặc khúc ruột miền Trung’.