LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cảm nghĩ
  • Bài văn hay nói về cảm nghĩ nhân vật Tí trong đoạn trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Bài văn hay nói về cảm nghĩ nhân vật Tí trong đoạn trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Đề: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật 'Tí' trong đoạn trích 'Con có thương thầy thương u?' của tiểu thuyết Tắt đèn - Ngô Tất Tố.

“ôi nhớ những năm nào thuở trước,

Xóm làng ta xơ xác héo hon.

Nửa đèm thuế thúc trống dồn,

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc,

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi.

Kiếp người cơm vãi, cơm rơi,

Biết đâu mảnh đất, phương trời mà đi".

(tố hữu)

Nhà thơ tố hữu đã vẽ lên^bức tranh đau thương tăm tối ấy của xã hội việt nam trước cách mạng tháng tám 1945 sau khi đọc xong tác

Phẩm tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Tắt đèn là “một tiểu thuyết hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể coi là kiệt tác". Trích đoạn con có thương thầy, thương u đã gây xúc động nghẹn ngào cho những người yêu văn, say văn trước hình ảnh cái tí - một đứa trẻ bảy tuổi, con nhà nghèo, lễ phép, ngoan ngoãn hiếu thảo, nhanh nhẹn, ngây thơ, hồn nhiên, nết na, giàu đức tính hi sinh, đảm đang, tháo vát nhưng phải sớm chịu đựng nỗi đắng cay, khổ đau bất hạnh đầu đời.

Trước hết, chúng ta thấy cái tí là một đứa bé, con nhà nghèo, rất mực lễ phép, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Khi biết mẹ đã về, cái tí rất vui mừng: "tất tả bồng em chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ: u đã về ạ!”. Rồi nó hỏi liên tiếp những câu hỏi đầy quan tâm đến cha mẹ: “ông lí cởi trói cho thầy con chưa, hử u? Cái nón của u làm sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u sao lại buộc giẻ thế kia?”. Sợ mẹ đói, cái tí nhanh nhẹn xếp đầy bát những củ khoai to nhất, ngon nhất mời mẹ dùng: “mời u xơi khoai đi ạ!”. Nó không quên để dành phần cho cha: “bát này chị dành phần thầy đấy nhé! Chốc nữa thầy ăn. Đứa nào ăn “vèn” của thầy thì chị không cho đi chơi với chị". Riêng phần cái tí và các em thì ăn những củ khoai nhỏ, không ngon nhưng vẫn vui vẻ “nhai nuốt một cách gọn vẹn trừ khi gặp củ nào “hà nhậy” đắng quá không thể nuốt được, chúng nó mới chịu nhổ đi và khi bị củ nào nhiều xơ dai quá không thể nhai được chúng nó mới chịu nhả bã”. Cảm nhận nỗi buồn của mẹ, cái tí “băn khoăn”, “nghi ngại” tìm những lời lẽ tha thiết nhất để hỏi mẹ: “sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Thế làm sao u cứ khóc mãi không chịu ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?”:

Mặt khác, cái tí là một đứa bé có tính cách ngây thơ, hồn nhiên. Nó có “cái dáng bộ vui vẻ, nhẹ nhàng”, “tung tăng”, “nhanh nhẹn”, “tất tả” trong lúc đi cũng như lúc làm các công việc nhỏ. Nó cũng có cái “giọng hú hí" khi khoe thành tích. Nó lại rất thích được người lớn, nhất là người mẹ hiền từ, yêu quý của nó dành cho những lời khen tặng.

Vả lại, cái tí là một đứa bé đảm đang, nết na, khéo léo, tháo vát,

Chịu thương chịu khỏ.Cha bị bắt, mẹ vắng nhà, cái tí một mình giữ

Em, chăm sóc em mà không một tiếng kêu than mệt nhọc. Cái tí một

Tay ẵm em bên sườn, một tay “hì hục rửa khoai, tra nồi, xin lửa nhóm , * bếp”. Dù “củi thỉ ướt chảy, ướt chả, hì hục mãi vẫn không cháy cho”

Nhưng cái tí vẫn luộc được chín nồi khoai để các em kịp ăn. Khoai

Chín, cái tí “chạy đến rổ bát, lục lấy hai bát. Nó khéo léo sắp xếp để có một bát dành phần cha, một bát dành phần mẹ. Phần còn lại là của các em”.

Hơn nữa, cái tí còn là một đứa bé giàu tình thương yêu các em, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ. Mẹ vắng nhà, nó một tay bồng em, một tay làm việc mặc dù đứa em rất quậy, cứ ra rả khóc không dứt miệng, dỗ thế nào cũng không nín, luôn níu tay cái tí, chẳng chịu ngồi yên. Cái tí trông em rất cẩn thận: “hãy còn nóng lắm đấy nhé? Em đừng mó vào mà bỏng thi khốn”. Cái tí nhắc nhở mẹ ăn khoai cũng là lo lắng cho em: “nếu u không ăn, lấy đâu ra sữa cho em bú?” Nó khao khát được ở nhà chơi với em, được ngủ chung với em: “ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?” Trong cơn đau đớn nó chạy đến chỗ cái tỉu, cúi đầu tận mặt em, nó hôn mỗi má mấy cái và nó lại mếu: “tĩu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh dẩn nhé! Chị phải đi đây. Chị sang ở với cụ nghị kia đây. Từ rày trồ đi, chị không được ẵm tỉu nữa. Bao giờ tỉu lớn, tiu sang bên ấy tìm chị, tỉu nhé!” Vừa bày tỏ nỗi lòng với cái tỉu xong, cái tí vội vàng ôm lấy thằng dần và hôn luôn hai má thằng ấy. Vừa nói, nó vừa giàn giụa nước mắt: “dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi dần ở nhà chơi với tĩu vậy. 'Nó khóc thì dần dỗ nó, không được đánh nó đấy nhé. Bao giờ nó lớn, thi dần rủ sang nhà cụ nghị với chị. Thôi dần ở nhà, chị phải đi với u đây, chị không được 'về nữa đâu dần ạ!” Dứt lời, cái tí “khóc hu hu”, “cứ quấn quít thằng dần, không muốn rơi ra”. Nó hết lời “năn nỉ” chị dậu để được ngủ và tâm sự với các em dù chỉ một lần sau cuối: "con nhớ em quá! Hay là u để con ở nhà một đềm nữa, để con ngủ thềm với em, để con nói chuyện với em. Sáng mai con đi sớm”. Tình thế càng cấp bách, cái tí “hôn hít các em một lần nữa, rồi lủi thủi, nó đội mê nón lên đầu và cắp gói vào nách” để bước đi “với hai hàng nước mắt ròng ròng”.

Đặc biệt, cái tí là một đứa bé phải sớm chịu đựng nỗi đắng cay, khổ đau, bất hạnh đầu đời nhưng rất giàu đức hi sinh. Chỉ có bảy tuổi đời, một lứa tuổi thơ ngây hồn nhiên, trong sáng, lẽ ra cái tí phải được cắp sách đến trường để làm quen với phấn trắng, bảng đen, với những nét chữ tròn vo, với bạn bè cùng lứa tuổi, với các thầy cô giáo vô vàn kính yêu, nhưng nó sớm bị bán cho bọn nhà giàu chỉ vì cha nó thiếu một suất sưu. Khi chị dậu - mẹ của nó nói: “con chỉ được ăn ở

Nhà bữa nay nữa thôi”thì “mặt nó xám lại”, giọng nói của nó trở nên “luống cuống”. Khi chị dậu nói thêm một câu nữa trong xót xa nghẹn ngào “con sẽ ăn ở nhà cụ nghị thôn đoài” thì cái tí thực sự rơi vào bi kịch. Nó “giẫy nẩy, giống như sét đánh bên tai”, vừa oà khóc nức nở, vừa hỏi mẹ, vừa phân trần vì quá bất ngờ trước tin dữ: “u bán con thật đấy ưĩ con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp! U để con ở nhà chơi với em con”. Thấy mẹ “chùi nước mắt”, bắt con chó cái lẫn con chó con bỏ vào rổ thưa, lấy “mẹt đậy và có lạt chằng chắc chắn”, cái tí vui mừng như mỏ' cò' trong bụng vì “vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên đã vững dạ ngồi im”. Nhưng nghe mẹ giục phải đi thì khuôn mặt nó bỗng trở nên nhếch nhác, mếu máo. Nó hỏi mẹ một lần nữa “u nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa hả u?". Tiếng kêu của nó bỗng cất lên não nề giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời, đau xé lòng: “khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!”. Tiếng kêu “trời ơi” của một em bé bảy tuổi thấu tận mây xanh. Nếu lúc ấy có đức địa mẫu ở cõi hư không, đức như lai, đức a di đà, đức quan thế âm bồ tát hay đức chúa giê-su tình cờ bay ngang qua nghe được cũng phải giật mình, rơi nước mắt. Và tiếng kêu ấy vọng đến cõi sâu hun hút trong tâm hồn độc giả, làm cho con tim độc giả nhói lên. Ruột gan đau như ai xé, ai vò. Cuối cùng, cái tí cũng hiểu được nỗi lòng của mẹ. Tiếng kêu “trời ơi!”, tiếng khóc của con bé không còn vang to lên nữa. Nó lần lượt nói những lời từ biệt các em. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời cái tí biết hi sinh. Ngày xưa, nhân vật thúy kiều trong truyện kiều bán mình để chuộc cha thoát khỏi cảnh đánh đập, hành hạ tàn nhẫn, lúc còn đang độ tuổi xuân thì mơn mởn là một sự hi sinh cao quý. Còn bây giờ cái tí cũng phải bán mình cứu cha. Sự hi sinh giữa thúy kiều và cái tí có sự giống nhau ở điểm đó. Nhưng cái khác nhau ở chỗ thúy kiều đã trưởng thành, còn cái tí là một đứa con nít bảy tuổi, miệng hãy còn hôi sữa. Như vậy chúng ta thấy rằng cũng một nỗi đau nhưng nỗi đau của cái tí lớn hơn thúy kiều. Trong văn học việt nam xưa và nay, chắc có lẽ cái tí là nhân vật khổ đau nhất trong tất cả các nhân vật trẻ em khổ đau. Vì lẽ đó, chúng ta thương yêu cái tí nhiều hơn. Thật xót xa, ám ảnh làm sao trước hình ảnh cái tí “lủi thủi” đội cái nón rách tả tơi lên đầu, tay cắp gói áo cũ vào nách, “lướt mướt khóc” cùng mẹ, cùng con chó “lẽo đẽo” bước đi đến nhà cụ nghị trong cảnh bóng

Ngả chiều buông mà lòng mang theo nhiều kỉ niệm thân thương của người chị cả, của một thời tuổi nhỏ. Đâu rồi những chuỗi ngày nô đùa vui vẻ bên đàn em bé bỏng? Đâu rồi những đêm ngủ chung với các em trong căn nhà tuy trống trước trống sau, xiêu xiêu vẹo vẹo mà ấm áp? Đâu rồi những tháng năm sống với mẹ cha tuy bữa rau, bữa cháo, bữa khoai mà không thiếu tình thương cao chất ngất như núi, rộng mênh mông như biển thái bình?

Tóm lại, trong kiệt tác tắt đèn cũng như trong trích đoạn con có thương thầy thương u, nhân vật cái tí là một hình tượng trẻ thơ đẹp trong đau khổ. Càng đau khổ, tâm hồn cái tí càng ngời sáng lung linh. Thật đúng như nhận xét của nhà văn nguyễn tuân: “cả một chương x của tắt đèn là dành cho cái tí đó. Con bé ngoan quá, hiếu thảo quá. Ngô Tất Tố đã dành cho cái tí những lời, những hình ảnh quý giá nhất trong từ vị từ ngữ của mình. Văn xuôi: thể truyện nói về trẻ em việt nam, cái chương x đó phải được xếp vào loại những trang đẹp tốt và cảm kích nhất cho thiếu nhi”.

Ngày nay, sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tràn đầy tinh thần nhân đạo và ưu việt, quyền trẻ em luôn được pháp luật của đảng và nhà nước ta bảo vệ một cách thỏa đáng, chắc chắn sẽ không còn nhừng đứa trẻ bất hạnh, khổ đau như cái tí.